Chồng là người nước ngoài khi ly hôn ai sẽ là người có quyền nuôi con |
Đáp:
Chào chị, công ty Luật DHLaw cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với vấn đề này của chị chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Khi đọc qua câu hỏi của chị có một điều mà chúng tôi thắc mắc đó là không biết chị đăng ký kết hôn tại Việt Nam hay tại Hàn Quốc. Chính vì lẽ đó nên chúng tôi xin chia ra 2 trường hợp để giải đáp cho chị như sau:
Trường hợp thứ nhất: Chị đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc và chưa được công nhận tại Việt Nam
Khi chị đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc nhưng chưa được pháp luật Việt Nam công nhận thì khi chị ly hôn sẽ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc. Do vậy, chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho chị vì pháp luật của Hàn Quốc khác với của Việt Nam. DHLaw khuyên chị nên cập nhật các quy định về Luật hôn nhân gia đình của Hàn Quốc để nắm được quyền lợi của mình khi ly hôn.
Trường hợp thứ hai: Chị đăng ký kết hôn tại Việt Nam hay Hàn quốc nhưng đã được công nhận tại Việt Nam.
Dù chị đăng ký kết hôn ở Việt Nam hay ở Hàn nhưng một khi đã được pháp luật Việt Nam công nhận thì khi ly hôn chị có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết.
Khi áp dụng Luật hôn nhân – gia đình 2014 của Việt Nam thì trường hợp của chị sẽ căn cứ vào các quy định sau:
Điều 81: Về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Quyền nuôi con sau ly hôn được thể hiện cụ thể như:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”.
Căn cứ vào quy định trên cùng với những gì mà chị trình bày thì hiện vợ chồng chị có 2 cháu. 1 cháu 5 tuổi và 1 cháu dưới 3 tuổi. Về nguyên tắc, cháu 5 tuổi nếu như hai vợ chồng không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi thì lúc này Tòa án sẽ xem xét. Đối với cháu dưới 3 tuổi thì Tòa án sẽ giao trực tiếp cho mẹ nuôi. Thế nhưng, do anh chị đang tranh chấp về quyền nuôi con vì vậy chị cần chứng minh mình hoàn toàn có đủ điều kiện để nuôi con. Sau khi chị chứng minh được mình đủ điều kiện nuôi cháu thì Tòa án sẽ xem xát và quyết định giao cho chị trực tiếp nuôi.
Với những gì mà DHLaw chúng tôi cung cấp trên đây hi vọng bạn sẽ nắm được và áp dụng nó vào trường hợp của mình nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân. Nếu như chị có thắc mắc hay có nhu cầu nhờ Luật sư giúp đỡ thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để vấn đề nhanh chóng được giải quyết.
-------------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ
Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình DHLaw
Add: 103 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850 hoặc 01656 049 000
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Nguồn: chia tài sản khi ly hôn